top of page

#14. Làm cha mẹ - Từ gắn bó tới tách rời

Mặc dù việc nuôi dạy con là việc của từng cá nhân ông bố/bà mẹ, mỗi gia đình lại có quan điểm và cách thức khác nhau, nhưng có thể thấy phần lớn ai làm cha mẹ cũng nuôi dạy con bằng sự gắn bó, từ sự chăm sóc đến tình cảm và trách nhiệm.

 

Đâu đó có những quan điểm về “nuôi con tách rời” là thả con từ bé, không cho bú mẹ, để ngủ một mình, cho khóc chán rồi sẽ nín v.v.v… Hoặc khi con lớn thì để con phát triển tự nhiên, không ý kiến, không can thiệp và cổ vũ con tự làm tự chịu. Đứa trẻ nào rồi cũng lớn lên. Có thể chúng vẫn thành công, vẫn trưởng thành và thậm chí còn trở nên mạnh mẽ là khác. Nhưng có thể những mất mát của tuổi thơ, những tổn thương lúc trưởng thành khi thiếu đi tình cảm gắn bó của cha mẹ sẽ hằn sâu suốt cuộc đời.


Thực ra quá trình nuôi dạy con không phải là quá trình để chúng ta áp đặt phương pháp này hay phương pháp khác. Mỗi đứa trẻ là một cá nhân riêng biệt, cần sự lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành để tìm được cách nuôi dạy con phù hợp. “Gắn bó” hay “Tách rời” chỉ là những khái niệm tương đối, cần được hiểu và áp dụng một cách phù hợp ở từng độ tuổi, từng khía cạnh và thậm chí là trong từng trường hợp. Làm cha mẹ tách rời được các chuyên gia tâm lý khuyến nghị như sau:

 

  • Nên bắt đầu áp dụng khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên (khoảng 9 đến 13 tuổi). Đây là lúc quan trọng nhất để trẻ xây dựng 2 mục tiêu lớn của người trưởng thành là: hình thành cá tính/bản sắc riêng của mình và trở nên độc lập. Trẻ làm sao có thể lớn lên được nếu vẫn gắn với cha mẹ.

  • Để tách rời, cả cha mẹ và con cái đều cần có sự chuẩn bị chu đáo bởi quá trình chuyển đổi từ “gắn bó” sang “tách rời” không hề dễ dàng mà thậm chí còn rất đau đớn. Không chỉ những đứa trẻ cảm thấy sợ hãi, bơ vơ khi phải tự làm những việc mà trước đây cha mẹ làm cho, tự tìm câu trả lời cho những vấn đề của mình, tự chịu trách nhiệm cho những hậu quả gây ra … mà chính cha mẹ cũng cảm thấy hẫng hụt, chông chênh và như một sự mất mát. Chỉ cần hiểu và biết cách chuẩn bị chúng ta sẽ vượt qua được.

  • Tách rời là một điều tất yếu phải đến khi con chúng ta bước vào tuổi trưởng thành, khi luật pháp đã trao quyền thì cha mẹ phải cho phép, thậm chí là phải chấp nhận. Lựa chọn kết hôn, quyết định công việc hay kể cả nhuộm tóc hay xăm hình v.v.v… là những điều mà cha mẹ không có quyền can thiệp nữa. Đã vậy hãy sẵn sàng chuẩn bị cho sự chuyển đổi vai trò đó một cách suôn sẻ thay vì xung đột, căng thẳng và đau buồn.

  • Điều đáng nói là trong khi tôn trọng sự độc lập của con cha mẹ vẫn quan tâm, chia sẻ và kết nối với con. Chỉ có điều chúng ta hãy bỏ đi cách quan tâm/chia sẻ cũ như khi trẻ vẫn còn nhỏ để thay vào đó là sự quan tâm theo một cách khác. Khác như thế nào các cha mẹ hãy xem bảng chuyển đổi sau nhé. 

Parent Connect 14

Comments


bottom of page