top of page

#16. Con bạn học được gì qua các trò chơi?

Trong những Bản tin số 1 & 2 chúng ta đã biết chơi là hoạt động học tập chính của trẻ em. Chơi không chỉ giúp trẻ vui mà còn là cách để trẻ khám phá bản thân và thế giới xung quanh. Chơi giúp trẻ phát triển cả về thể chất, tinh thần-cảm xúc, kỹ năng, trí tuệ. Chúng ta cùng xem các trò chơi có ý nghĩa như thế nào đối với hành trình lớn lên từng ngày của các con nhé.

Parent Connect 16

Trẻ nhỏ (0-18 tháng): Dùng cơ thể để khám phá bản thân và thế giới xung quanh

Trò chơi ú òa

Trẻ học cách giao tiếp và tương tác với người khác

Ném đồ chơi ra sàn

Trẻ học về trọng lực, về khoảng cách và nguyên nhân – kết quả

Xúc xắc/trò chơi âm thanh

Trẻ phân biệt các âm thanh, bày tỏ cảm xúc qua âm thanh

Đồ chơi để cho vào mồm

Trẻ cảm nhận về chất liệu, mùi vị, tìm kiếm sự an tâm, an ủi

Sách tranh

Học về sự vật và biết gọi tên sự vật

Trẻ tập đi (1.5-3 tuổi): thích các trò chơi vận động

Xe kéo đẩy/xe đạp

Phát triển các cơ và kỹ năng vận động  

Xếp các khối gỗ

Học về hình khối, to nhỏ, cách xếp đặt theo logic, sự sáng tạo  

Trò chơi nước

Nguyên nhân-kết quả, khám phá sự khác biệt của nước, trẻ được thư giãn và sáng tạo

Chi chi chành chành

Giúp trẻ tập nói, phản xạ nhanh, rèn sự tập trung, học cách tương tác với người khác  

Ôm ấp gấu bông

Trẻ tự tìm cách an ủi, vỗ về bản thân và biết cách chăm sóc người khác

Trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi); trí tưởng tượng đang phát triển

Chơi đồ hàng

Phát triển trí tưởng tượng, khả năng liên kết, hiểu được chức năng, vai trò các sự vật/hiện tượng   

Tô màu

Rèn các cơ vận động tinh (ngón tay, bàn tay), khám phá và sáng tạo với mầu sắc, hình khối, trẻ được thư giãn và giải tỏa những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực

Đóng vai

Phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, khả năng bộc lộ bản thân, bắt đầu biết hợp tác với bạn chơi  

Bịt mắt bắt dê

Trí tưởng tượng, vận động thăng bằng, tập tư duy nhận định, rèn sự dũng cảm và gia tăng sự tương tác với người khác

Đạp xe

Phát triển thể chất, kỹ năng thăng bằng, khả năng quan sát, phối hợp các bộ phận và giác quan, tuân thủ luật giao thông … Biết đạp xe cho trẻ cảm giác tự tin, giám chinh phục các thử thách mới khác.

 Trẻ tiểu học (6-9 tuổi): cần được chơi với bạn

Chơi thể thao

Phát huy giai đoạn vàng của phát triển thể chất, kết hợp các kỹ năng vận động khác nhau để làm chủ cơ thể, học tính kỷ luật, tinh thần đồng đội, cảm giác thoải mái, thư giãn giúp trẻ vượt qua những cảm xúc tiêu cực của tuổi dậy thì, xây dựng mối quan hệ, biết giao tiếp  

Làm thủ công

Rèn kỹ năng vận động tinh, khả năng sáng tạo, rèn tính kiên trì, bền bỉ, khám phá năng lực bản thân, khả năng hợp tác

Trò chơi trên bàn

(board game)

Học cách tuân thủ luật chơi chung, cách tương tác và hợp tác với bạn bè, tôn trọng sự khác biệt, biết phát huy thế mạnh của bản thân

Đi tìm kho báu  

Khuyến khích trí tưởng tượng, óc phán đoán, tinh thần đồng đội, rèn về sự dẻo dai, khéo léo và ý chí kiên trì, bền bỉ


Comments


bottom of page