#7 Các giai đoạn “khủng hoảng” của trẻ từ 1 đến 5 tuổi
Updated: 4 days ago
Cân bằng
Mất cân bằng
1 tuổi
Cảm nhận thấy an toàn, được yêu thương (được bố mẹ, người xung quanh yêu nựng)
Thích thú vì được trải nghiệm thế giới xung quanh một cách mới lạ (ngồi, bò và đứng lên và thậm chí là đi được)
Sự phát triển về nhận thức, vận động và cảm xúc đang đạt với đúng ngưỡng của tuổi lên 1
1 ½ tuổi
Mất kiên nhẫn khi trẻ không vận động được như ý muốn (lấy, nắm, ném hoặc đi không được như ý)
Cáu bẳn khi người khác không hiểu & không làm theo ý của mình (muốn lấy cái nọ cái kia, muốn đi chơi tiếp, muốn bật TV lên …)
Bực mình khi bản thân trẻ không diễn đạt được những điều muốn nói (một thế giới xung quanh rộng lớn mở ra khi trẻ biết đi nhưng ngôn ngữ lại chưa đủ để diễn đạt).
Những căng thẳng, áp lực đó khiến trẻ ăn không ngon và ngủ không yên giấc như giai đoạn trước. Sự thay đổi từ bột sang cháo (khi trẻ chưa sẵn sàng) cũng là một sự bất tiện gây khó chịu cho trẻ.
2 tuổi
Trẻ đã nói dễ dàng hơn
Trẻ đã đi lại, vận động tốt hơn
Trẻ thân thiện với bạn chơi
Dễ hợp tác với mọi người xung quanh (ăn uống, tắm rửa, chơi cùng bạn, làm khi cha mẹ yêu cầu …)
2½ tuổi
Không biết lựa chọn thế nào (chơi cái này hay cái kia, bố hay mẹ …)
Ghét sự thay đổi (sáng ra phải đi học, phải đánh răng, phải mang dép, phải ngồi bô …)
Đòi hỏi và muốn phải được đáp ứng ngay. Trẻ chưa biết kỷ luật nên muốn là đòi bằng được.
3 tuổi
Trẻ đã đi, chạy vững và rất thích thú với khả năng vận động của mình (thích chạy, đẩy xe, leo trèo…)
Biết vâng lời hơn (không còn chống đối đi học, chịu đi vệ sinh đúng cách, biết mang mũ, dép, đã có thể sai lấy vật nọ vật kia …)
Yêu thích thế giới xung quanh (hoạt động ở trường, đi siêu thị, công viên với bố mẹ, chơi với bạn hàng xóm … đều là những điều mới mẻ khiến trẻ hân hoan, vui sướng)
Cảm giác tự hào về bản thân (biết đạp xe, xếp được khối gỗ không đổ, tự xúc được ăn, tự đi được dép …)
3½ tuổi
Trẻ có chút áp lực khi thất bại hoặc làm không theo cách của mình (chạy bị ngã, không lấy được quả bóng mắc kẹt ra, xúc đồ ăn và bị đổ …)
Có cảm giác không an toàn khi tự bước ra khỏi vòng tay của cha mẹ để khám phá thế giới xung quanh (bám bố mẹ, không chịu ăn những món mới, thích chơi nhưng lại sợ …)
Có biểu hiện chống đối, không nghe lời. Chủ yếu là trẻ đang muốn tự chứng minh bản thân (con tự xúc, tự chạy được rồi mà !) hoặc đơn giản chỉ là trẻ muốn thử xem làm khác đi/ngược lại thì điều gì sẽ xảy ra. Trẻ không có ý chống đối cha mẹ.
Trẻ vụng về và hay vấp ngã. Điều này khiến trẻ khó chịu, cáu bẳn và đôi khi thất vọng về bản thân.
4 tuổi
Bé tự tin (con biết cái này, đố mẹ biết cái kia …) bởi đôi chân đã vững vàng, nói thì như vẹt và cũng đã được trải nghiệm kha khá cái thế giới xung quanh.
Muốn thử mọi thứ: tìm tòi các ngóc ngách trong nhà, nhiều câu hỏi nhức đầu, thấy cái gì mới là phải sờ, phải cầm được trên tay mới chịu, bắt đầu chủ động khám phá các món ăn mới mà không phải giục giã.
Rất tự nhiên và có thể còn hơi hoang dã (tự do chạy vào nhà hàng xóm, nói to & cười to, không mặc quần chạy vào phòng khách …)
Khoe khoang một chút khi sự tư tin, trí tưởng tượng đang phát triển mạnh mẽ.
4½ tuổi
Trẻ lại cảm thấy không an toàn bởi không gian các mối quan hệ rộng dần ra. Cha mẹ đã có những khoảng cách nhất định (ngủ riêng, tự đi vệ sinh, chăm sóc em nhỏ hơn …)
Trẻ căng thẳng với trách nhiệm cũng nhiều dần lên (không đi học muộn, ăn hết suất nhé, tự cầm ba lô đi …) khiến bé lặng lẽ hơn.
Cảm xúc thay đổi khiến trẻ có lúc lì lợm, cáu kỉnh hoặc ăn vạ. Có lúc chơi với bạn rất vui có lúc lại nhảy vào giành đồ chơi của bạn …
5 tuổi
Trẻ đang cảm thấy yên tâm với sự phát triển đã khá hoàn thiện so với giai đoạn trước: chạy nhảy dễ dàng hơn, cầm nắm và điều khiển bút vẽ tốt, khả năng ngôn ngữ đã rất tự chủ, trí tưởng tượng đang rất phong phú …
Trẻ chưa có những áp lực phải vượt qua thử thách mới mà đang giới hạn ở năng lực hiện tại của bản thân để hoàn thành được mọi việc và có cảm giác đạt được thành tựu. Ví dụ cần vẽ xong bức tranh tô màu, xếp xong một khối hình, đọc được 1 bài thơ ở trường v.v…
Quan hệ với cha mẹ và người thân xung quanh trở nên gắn kết và sâu sắc hơn
5½ tuổi
Thích thể hiện, thích ganh đua nên đôi khi hiếu chiến: dễ đánh bạn, đánh em và trở nên hung hăng.
Khó chấp nhận thất bại: khi bị phê bình có thể lì ra hoặc nổi cáu, gào khóc một cách thái quá.
Trẻ có những mâu thuẫn: cảm nhận về thành tựu khi đã có những bước tiến đáng kể về vận động, ngôn ngữ, kỹ năng và không muốn bị thất bại, bị phê bình. Mối quan hệ với người thân đang trở nên sâu sắc và trẻ không muốn bị chia sẻ, sợ mất đi tình yêu thương đó.
Không biết xử lý thế nào với những mâu thuẫn đó trẻ dễ nổi cáu, bướng bỉnh và đòi hỏi trái ngược.