I. Giới thiệu về những phong cách làm cha mẹ cơ bản:
Nhà tâm lý học người Mỹ Diana Braumrind là người đầu tiên đã nghiên cứu và đúc rút ra 3 cách thức cơ bản mà cha mẹ hay sử dụng để nuôi dạy con cái đó là Phong cách cha mẹ dân chủ; Phong cách cha mẹ độc đoán; Phong cách cha mẹ tự do. Đến thập niên 80 thì Maccoby và Martin đã bổ sung thêm 1 phong cách làm cha mẹ thứ 4 – đó là Phong cách cha mẹ thờ ơ. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng mỗi phong cách sẽ có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển tính cách và hành vi của trẻ.
Vì vậy việc xác định cách thức nuôi dạy con theo phong cách nào và điều đó sẽ ảnh hưởng ra sao đến sự phát triển của trẻ là một vấn đề đáng được các bậc cha mẹ quan tâm. Trắc nghiệm này sẽ giúp các cha mẹ xác định phong cách nuôi dạy con hiện nay của mình và có những điều chỉnh cần thiết.
II. Hướng dẫn sử dụng bảng trắc nghiệm:
Trả lời các câu hỏi bằng cách tích vào A, B, C hoặc D
Chỉ được chọn một câu trả lời
Cách tính điểm được hướng dẫn ở cuối bảng khảo sát
Bảng trắc nghiệm này chỉ là tham khảo, không phải là công thức để quy chiếu các phương pháp nuôi dạy con.
III. Bạn theo phong cách nào?
Bạn ủng hộ quan điểm nào sau đây? | A. Trẻ con cũng có nhận thức và quan điểm riêng của chúng B. Trẻ con cần được rèn rũa và kỷ luật nghiêm khắc ngay từ đầu C. Trẻ con cần được phát triển tự nhiên D. Không có quan điểm nào |
Bạn có vai trò như thế nào đối với con cái của mình? | A. Là tấm gương để dẫn dắt trẻ B. Là người điều chỉnh và uốn nắn cho trẻ C. Là người bảo vệ trẻ, che trở cho trẻ D. Là người nuôi dưỡng trẻ |
Cha mẹ có ý nghĩa đặc biệt đối với con cái bởi vì: | A. Cha mẹ là người yêu thương trẻ nhất B. Cha mẹ có quyền lực tối cao đối với con cái C. Cha mẹ có thể đáp ứng được những yêu cầu của trẻ D. Cha mẹ lớn hơn chúng |
Hàng ngày, bạn thích ứng xử với con cái như thế nào? | A. Luôn thể hiện sự yêu thương và quan tâm tới trẻ B. Luôn nghiêm khắc và đề cao tính kỷ luật C. Tôn trọng tự do và tính cá nhân của con D. Không có gì đặc biệt |
Bạn sẽ thể hiện tình yêu đối với con như thế nào ? | A. Âu yếm, ôm và thơm trẻ B. Vỗ vào vai hoặc xoa đầu trẻ C. Đáp ứng một yêu cầu nào đó của con như mua quà, đi xem phim … D. Không nhớ vì không có gì đặc biệt |
Cô con gái 8 tuổi vừa đi học về, bạn sẽ hỏi con điều gì trước tiên? | A. Con đi học có vui không, có gì đặc biệt không? B. Hôm nay con được mấy điểm? C. Con muốn ăn gì bây giờ để mẹ nấu? D. Chào con và quay sang công việc của mình |
Con đi học về với một vẻ mặt đầy bức xúc vì đã cãi nhau với bạn ở lớp lớp, bạn sẽ làm gì? | A. Trò chuyện với con để tìm hiểu vấn đề và khuyên bảo con B. Phê bình con vì đã để xảy ra chuyện cãi lộn với bạn C. Tán đồng với cách phản ứng của con D. Không hỏi và để con tự giải quyết |
Trong gia đình bạn, cha mẹ và con cái sẽ ngồi lại trò chuyện với nhau khi nào? | A. Thường dành một khoảng thời gian sau bữa tối để trò chuyện B. Khi cha mẹ thấy có vấn đề cần hỏi han con C. Bất kỳ lúc nào trong ngày D. Không cố định và không thường xuyên |
Con gái bạn học lớp 5 và hôm nay đã bị cô giáo phê bình vì tự ý thay đổi vị trí ngồi trong lớp. Nói chuyện với con, bạn sẽ quan tâm đến điều gì nhất? | A. Suy nghĩ và cảm nhận của con B. Việc con bị kỷ luật và phê bình trên lớp C. Làm sao để con vượt qua cảm giác tiêu cực của vụ việc D. Diễn biến của vụ việc |
Bạn thường làm gì để khuyến khích con nói ra vấn đề của mình? | A. Chú ý lắng nghe và luôn tỏ vẻ sự tán đồng với con B. Cảnh báo con không nói vấn đề sẽ trở nên rắc rối hơn C. Nói về quan điểm của bạn để trẻ tự bộc lộ quan điểm của trẻ D. Ý kiến khác |
Cậu con trai 4 tuổi của bạn nhất định không chịu chào cô hàng xóm vì cô ấy đã không cho cậu vào nhà chơi tối hôm qua. Bạn sẽ làm gì? | A. Nói xin lỗi với cô hàng xóm và giải thích với con: “Có lẽ tối hôm qua cô ấy có việc nên không muốn con vào chơi làm ồn. Nhưng Mẹ thấy buồn vì con trai của mẹ không giống một cậu bé lịch sự gì cả” B. Mắng và bắt cậu phải xin lỗi C. Cười xòa với cô hàng xóm và không nói gì với con cả D. Im lặng và bỏ qua |
Khi bạn muốn mua một thứ gì đó cho con, bạn thường làm như thế nào? | A. Hỏi xem con thích cái nào và giải thích với con vì sao nên mua cái này mà không phải cái kia B. Bí mật đi mua về để con không phải lựa chọn và đòi hỏi vô lý C. Dẫn con đi và con thích mua loại nào tùy con D. Cha mẹ tự đi mua khi nào thấy cần |
Trong gia đình bạn, con cái thường được hỏi ý kiến về những vấn đề gì? | A. Những vấn đề chung của cả gia đình B. Chỉ những vấn đề liên quan đến con C. Bất cứ vấn đề nào con muốn quan tâm D. Ý kiến khác |
Bạn định tập cho cậu con trai 3 tuổi phải tự mặc quần áo, bạn sẽ nghĩ đến điều gì trước tiên? | A. Đã đến lúc con có thể làm được việc này B. Phải rèn cho con tính tự lập C. Thử xem con có chịu tự mình mặc áo không D. Đơn giản chỉ là muốn con làm điều đó |
Khi yêu cầu con thực hiện một quy định nào đó, bạn sẽ: | A. Giúp con thấy được những lý do xác đáng cần phải làm B. Nói đó là mệnh lệnh và là yêu cầu của cha mẹ C. Giải thích rằng đó là vì lợi ích của con D. Ý kiến khác |
Khi con thực hiện một yêu cầu nào đó của bạn, bé sẽ | A. Được mẹ hướng dẫn cách làm B. Được mẹ cho biết thời hạn phải làm C. Được cho phép tùy chọn khi nào làm và làm như thế nào D. Không có gợi ý nào cho bé. |
Khi yêu cầu con làm việc gì đó, bạn mong muốn điều gì ở con | A. Con hiểu rằng mình nên làm điều đó B. Con phải thực hiện ngay yêu cầu đó C. Con sẽ đồng ý với yêu cầu của mẹ D. Ý kiến khác |
Theo bạn kỷ luật có nghĩa là: | A. Giúp trẻ biết được những gì đúng từ những việc làm sai B. Để trẻ biết được quyền hạn của mình và xác lập quyền của cha mẹ đối với trẻ C. Là biện pháp cuối cùng vì kỷ luật sẽ làm tổn thương tình cảm của trẻ với cha mẹ D. Kỷ luật là bình thường và cần thiết với trẻ |
Theo bạn, trẻ sẽ tuân thủ các quy định đề ra nếu: | A. Những quy định đó hợp lý và phù hợp với khả năng thực hiện của trẻ B. Những quy định đó được thực hiện một cách nghiêm khắc và nhất quán C. Để cho trẻ có quyền tự quyết định cách mà chúng sẽ thực hiện các quy định đó D. Ý kiến khác |
Bạn hay sử dụng những biện pháp kỷ luật nào để phạt khi con mắc lỗi: | A. Tước bỏ những đặc quyền của con như không cho xem hoạt hình, không cho đi siêu thị hay không được ngủ với mẹ nữa v.v… B. Phạt roi hoặc phạt đứng vào góc nhà C. Nhắc nhở D. La mắng |
Khi sử dụng các biện pháp kỷ luật với con, bạn thường: | A. Giải thích để con hiểu con sai ở đâu và vì sao bị phạt B. Không cần giảng giải, đơn giản vì con không nghe lời bố mẹ nên bị phạt C. Để con tự nhận lỗi và tự quyết định hình phạt D. Ý kiến khác |
Con mắc lỗi / có hành vi xấu hay không tốt, bạn sẽ phản ứng như thế nào? | A. Giải thích cho con về ảnh hưởng của hành vi đó và cảm xúc của bạn trước hành vi đó của con B. Phê bình và phạt con vì hành vi đó C. Bạn hỏi con về nguyên nhân con có hành vi đó (cảm giác của con) D. Mắng con mà không giải thích gì cả |
Bạn thích những quan điểm nào sau đây: | A. Khen ngợi giúp trẻ tự tin và biết tự trọng B. Khen ngợi làm trẻ chủ quan và tự kiêu C. Khen ngợi làm trẻ cảm thấy được quan tâm và yêu thương D. Ý kiến khác |
Bạn thường khen ngợi con khi nào? | A. Khi con có nỗ lực và cố gắng B. Khi con có thành tích đặc biệt xuất sắc C. Khi con cần được động viên D. Khi bạn thấy hài lòng với con |
Bạn thường khen con như thế nào? | A. Bằng những cử chỉ âu yếm B. Thưởng một đặc quyền nào đó C. Được làm những gì trẻ thích D. Ý kiến khác |
Theo bạn vì sao trẻ thường chống đối lại những quy định của bố mẹ? | A. Vì những quy định đó bất hợp lý hoặc không phù hợp với trẻ B. Vì trẻ con luôn muốn làm ngược lại ý của người lớn C. Vì trẻ muốn thu hút sự quan tâm và chú ý của cha mẹ D. Ý kiến khác |
Khi trẻ phản ứng lại với những quy định của cha mẹ, bạn sẽ làm gì? | A. Cho phép trẻ nói lên suy nghĩ của mình B. Không cho phép trẻ bàn cãi về những quyết định của cha mẹ C. Để trẻ tự có quyết định phải làm như thế nào D. Không quan tâm đến phản ứng của trẻ |
IV. Cách tra kết quả trắc nghiệm
Bạn hãy điền số lần các câu trả lời A, B, C hoặc D vào cột thứ 2 ở bảng dưới đây. Tổng cộng số lần ở mỗi mục A, B, C hoặc D sẽ cho biết bạn nghiêng về Phong cách nào. Bạn hãy liên hệ với chúng tôi để biết đặc điểm của các phong cách này và chúng ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ.
TT | Số lần | Phong cách làm cha mẹ | Đặc điểm |
A | Phong cách cha mẹ tích cực |
| |
B | Phong cách cha mẹ độc đoán |
| |
C | Phong cách cha mẹ tự do |
| |
D | Phong cách cha mẹ thờ ơ |
|
Comments