top of page

#6. Giai đoạn chuyển tiếp trong sự phát triển của trẻ

Updated: Jan 10

Khủng hoảng tuổi lên …


Thực ra nuôi con ai cũng biết mỗi tuổi đều lại có những khó khăn nhất định mà cha mẹ phải đối diện. Nhiều mẹ bỉm sữa lo lắng với “khủng hoảng tuổi lên 3” nhưng rồi cha mẹ teen lại cũng đang vật lộn với “khủng hoảng tuổi teen”. Vậy khi nào hết khủng hoảng?


Quá trình phát triển của trẻ không phải là cứ đi đều tiến dần đến trưởng thành. Để tiến lên một bước trẻ lại phải lùi lại hai bước – đó là quá trình cần thiết để trẻ “lấy đà” cho 1 bước tiến mới trong phát triển. Vì vậy nếu tự dưng bé có lười ăn hơn, có ngang bướng hơn, khó quản lý hơn thì đó là “giai đoạn chuyển tiếp” để trẻ tìm cách cân bằng với những kỹ năng mới. Cha mẹ sẽ được trải nghiệm chuyến tàu lượn siêu tốc của quá trình phát triển đó.

Hinh minh hoa 6

Cân bằng và mất cân bằng


Quá trình phát triển diễn ra cả ở những thay đổi về cơ thể, tâm sinh lý, cảm xúc, trí tuệ. Trẻ vừa mới thích nghi với 1 mức phát triển trước giờ lại phải tìm cách thích nghi với sự phát triển tiếp theo. Vì vậy trẻ sẽ phải đi từ “cân bằng” sang “mất cân bằng” để học hỏi và thích nghi dần.

Cân bằng

Mất cân bằng

Hành vi nhẹ nhàng, điềm tĩnh

Không ổn định, không kiểm soát được

Thành thạo một số kỹ năng

Phải học một số kỹ năng mới

Ổn định về phát triển

Thời kỳ phát triển mới & nhanh chóng

Hài lòng với bản thân và thế giới xung quanh

Khó chịu với bản thân và thế giới xung quanh

Tự tin hơn

Lo lắng hơn, căng thẳng hơn, thiếu tự tin

Hành vi ổn định và thống nhất

Hay đấu tranh và nổi loạn

Dễ tiếp cận

Khó quản lý hơn

Cha mẹ nên làm gì?


Mỗi trẻ sẽ đi qua những giai đoạn phát triển và sự chuyển giao này với nhịp độ khác nhau và theo những cách khác nhau. Điều quan trọng là cha mẹ cần nhận thức được quá trình phát triển này để biết con mình đang ở đâu và hỗ trợ con vượt qua những giai đoạn khó khăn đó một cách thuận lợi. Biết được con đường đó chính cha mẹ cũng sẽ an tâm hơn, chủ động hơn và tận hưởng niềm vui thay vì lo âu, căng thẳng và sợ hãi.

  • Cần coi cả quá trình “cân bằng” và “mất cân bằng” đều quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nếu cứ cân bằng mãi tức là trẻ đang dậm chân tại chỗ, không học được điều gì mới mẻ và không có những bước tiến. Khi có những hành vi mất cân bằng đó là biểu hiện rất bình thường để trẻ tìm cách học và thích nghi với những cái mới.

  • Đừng la mắng, trách phạt trẻ vì những lúc “nổi loạn” đó. Ngược lại cha mẹ cần tế nhị và linh hoạt cùng trẻ vượt qua những lúc mất cân bằng như vậy. Thực ra trẻ làm như vậy hoàn toàn không cố tìnhcũng không nhằm vào bố mẹ. Chúng chỉ là có những cảm giác khó chịu, những bối rối, những khó khăn không biết phải xử lý như thế nào.

  • Mỗi đứa trẻ sẽ tìm được những cách riêng để vượt qua giai đoạn khủng hoảng đó. Có những đứa trẻ sẽ vượt qua một cách nhẹ nhàng, có đứa sẽ căng thẳng và phức tạp hơn. Có những trẻ ngay cả ở giai đoạn cân bằng cũng có vấn đề. Vì vậy cha mẹ hãy hiểu sự phát triển của con mình thay vì tìm kiếm hay so sánh với những đứa trẻ khác để xử lý.

  • Không tạo nên những thay đổi lớn, áp dụng những quy tắc mới với trẻ khi con đang ở giai đoạn mất cân bằng. Hãy để trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này đã rồi hãy áp dụng. Chẳng hạn dạy trẻ ăn cơm, ngồi bô, chuyển lớp, chuyển trường hay thay đổi lịch v.v…

Comments


bottom of page